Nhằm mục đích Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vào hoạt động thường xuyên trên các trang/cổng thông tin điện tử (TTĐT) của tất cả các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần giúp người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm trong việc giám sát, phản ánh về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận thông tin về cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến là tiền đề quan trọng để phát triển Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; là nhiệm vụ cần tiến hành thường xuyên, liên tục, có trọng tâm và phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, trong từng bối cảnh cụ thể. Phát huy tối đa khả năng, ưu thế của các loại hình thông tin, thực hiện đa kênh, đa nền tảng trong tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về dịch vụ công trực tuyến để người dân, doanh nghiệp biết, hiểu, tin và chuyển biến thành hành động. Đa dạng hóa nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến về dịch vụ công trực tuyến, trong đó chú trọng ứng dụng các công nghệ số để triển khai các hoạt động tuyên truyền chủ động, tự động, hiệu quả và bền vững. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo các cơ quan nhà nước, nhất là người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong việc cung cấp và sử dụng có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, góp phần thực hiện nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
II. MỤC TIÊU
Đảm bảo tuyên truyền đầy đủ các mục tiêu trong Đề án đã đề ra, trong đó tập trung tuyên truyền vào các mục tiêu cụ thể như:
1. Đến năm 2025 - 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước hằng năm được truyền thông, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của việc cung cấp và hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đồng thời khuyến khích trực tiếp sử dụng dịch vụ công trực tuyến đã được cung cấp khi có nhu cầu thực hiện TTHC.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham gia quản trị, vận hành, khai thác sử dụng hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công hằng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức chuyên sâu về công nghệ số, kỹ năng số.
- 100% các sở, ngành, địa phương hằng năm thực hiện tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
- 100% các sở, ngành, địa phương đăng tải các tài liệu, video clip bảo đảm thống nhất về nội dung để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng đối với dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh.
- 100% hệ thống thông tin cơ sở thực hiện tuyên truyền, phổ biến về cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến phù hợp với đặc thù của địa phương.
- 100% cơ quan các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở xây dựng các chuyên trang/chuyên mục/các tuyến nội dung tuyên truyền, xây dựng, đăng tải, phát sóng hoặc xuất bản các tài liệu để truyền thông, tuyên truyền về cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- 100% thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng hằng năm được bồi dưỡng, tập huấn nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng số để tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân về dịch vụ công trực tuyến.
- 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
- Tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến.
- 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- Tối thiểu 90% người dân hài lòng khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, trong đó mức độ hài lòng về giải quyết các TTHC lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%.
- 100% ý kiến đóng góp của người dân khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến được cơ quan nhà nước tiếp thu công khai để cải tiến chất lượng dịch vụ công trực tuyến.
- 80% học sinh trung học phổ thông, sinh viên trên địa bàn tỉnh được phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến thông qua các hoạt động học tập, bồi dưỡng, tập huấn.
2. Đến năm 2030
- 100% cơ quan nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên tục cải tiến chất lượng để phục vụ người dân tốt nhất.
- 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- 100% học sinh trung học phổ thông, sinh viên trên địa bàn tỉnh được phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến thông qua các hoạt động học tập, bồi dưỡng, tập huấn.
III. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Đường lối, chủ trương của Đảng, cơ chế chính sách, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước các cấp về triển khai dịch vụ công trực tuyến.
2. Vai trò, ý nghĩa và lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Các quy trình, thời gian xử lý, cách thức truy cập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến; cập nhật những tính năng mới, sự thay đổi về dịch vụ công trực tuyến để người dân và doanh nghiệp biết, tham gia.
3. Các thông tin về các biện pháp bảo mật và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin, các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư, các hướng dẫn giải quyết sự cố thường gặp khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
4. Kinh nghiệm, giải pháp nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã triển khai thành công, có hiệu quả trong thực tiễn tại bộ, ngành, địa phương. Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng tổ chức, cá nhân triển khai dịch vụ công trực tuyến chất lượng, hiệu quả; nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong triển khai dịch vụ công trực tuyến.
5. Kinh nghiệm trong triển khai dịch vụ công trực tuyến của các địa phương trên toàn quốc.
6. Các nội dung khác liên quan đến nâng cao nhận thức, chất lượng cung cấp, hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
7. Tuyên truyền, phản ánh gương các tổ chức, cá nhân triển khai dịch vụ công trực tuyến chất lượng, hiệu quả.
IV. HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
1. Đề nghị Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng hệ thống tuyên giáo các cấp, các ngành; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; các cơ quan tư tưởng - văn hóa, khoa giáo của tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại tỉnh tăng cường tuyên truyền các nội dung theo Kế hoạch.
2. Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ứng dụng mạng xã hội Thông tin, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thông qua các loại hình báo chí và huy động sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng, gồm: Báo Lai Châu, Đài PTTH tỉnh, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao các huyện, thành phố, Đài Truyền thanh các xã, phường, thị trấn, Cổng TTĐT của UBND tỉnh, Cổng TTĐT thành phần, trang Zalo chính danh (OA) của các cơ quan, đơn vị, địa phương, Facebook, Tiktok... Lồng ghép nội dung phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vào các chuyên mục, chuyên trang, chương trình phù hợp với từng loại hình phương tiện thông tin và đối tượng thông tin.
3. Công khai các dịch vụ công trực tuyến ở các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã Kịp thời công bố, công khai đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến trên trên Cổng TTĐT của tỉnh, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Lai Châu và tại Bộ phận Một cửa các cấp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân trong tìm hiểu, tra cứu thông tin về TTHC. Thường xuyên, kịp thời cập nhật các TTHC đã được công bố ban hành mới, được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ, thay thế của cơ quan, đơn vị, địa phương tại nơi giải quyết, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, lên Cổng TTĐT của cơ quan, đơn vị và Cổng TTĐT của tỉnh.
4. Tuyên truyền thông qua việc phát hành tài liệu và các ấn phẩm Các Sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện có kế hoạch biên soạn và phát hành tài liệu, tờ gấp, tờ rơi, panô, áp phích nội dung liên quan đến dịch vụ công trực tuyến, phù hợp với từng mục tiêu, yêu cầu, nội dung tuyên truyền, phổ biến đến từng nhóm đối tượng.
5. Tuyên truyền thông qua đội ngũ tuyên truyền viên, các hội nghị, hội thảo, hội thi, lớp tập huấn và các buổi sinh hoạt cộng đồng Tuyên truyền thông qua đội ngũ báo cáo viên, cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ngành, UBND cấp huyện, nhất là đội ngũ làm nhiệm vụ giải quyết TTHC, kiểm soát TTHC và đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở. Tuyên truyền thông qua việc phát động sâu rộng các cuộc thi, hội thi, phong trào… về việc nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Gắn việc tuyên truyền với tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn và lồng ghép với các lớp tập huấn của các chương trình, dự án khác, các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
V. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được cân đối bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành; thực hiện lồng ghép từ các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan; huy động từ các nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
2. Các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố chủ động cân đối sử dụng trong định mức chi thường xuyên để triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ chính sách theo quy định hiện hành và chịu trách nhiệm toàn diện đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được giao.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn