Ngày 27/11/1943, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, những người đứng đầu các nước Anh, Hoa Kỳ và Cộng hòa Trung Hoa, đại diện lúc đó là Tưởng Giới Thạch, đã họp tại Cairo, Thủ đô Ai cập và đã ra một bản tuyên bố gọi là Tuyên bố Cairo.
Tuyên bố Cairo có đoạn viết: “Mục đích của họ là Nhật Bản phải bị loại ra khỏi tất cả các đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã cướp hoặc chiếm đóng từ khi bắt đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất năm 1914 và tất cả những lãnh thổ Nhật đã chiếm của Trung Quốc như Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Cộng hòa Trung Hoa”[1].
Như vậy là về phần lãnh thổ của Trung Quốc, Tuyên bố Cairo đã không nói gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau đó, tại Hội nghị Potsdam ngày 25/7/1945, những người đứng đầu ba nước Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh lại ra tuyên bố khẳng định các điều khoản của Tuyên bố Cairo sẽ được thi hành.
Năm 1946, quân đội Trung Hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch đến một số đảo của quần đảo Hoàng Sa và các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Đây chỉ là hành động nhằm giải giáp quân đội Nhật Bản ở đây theo quyết định của Hội nghị Potsdam là Trung Quốc chịu trách nhiệm giải giáp quân đội Nhật ở khu vực phía Bắc vĩ tuyến 16 chứ hoàn toàn không có ý nghĩa xác định hoặc thu hồi chủ quyền của Trung Hoa dân quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ ngày 4 đến ngày 8/9/1951, Hội nghị San Francisco được triệu tập đã bàn về việc ký hòa ước với Nhật Bản, có 51 quốc gia tham dự. Dự thảo Hòa ước đưa ra hội nghị, trong đó Điều 2 của chương II có ghi: “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền danh nghĩa và các đòi hỏi của mình đối với các lãnh thổ được nêu trong các khoản của điều này”.
a,Triều Tiên
b,Đài Loan, Bành Hồ
c, Kurile, phần phía Nam đảo Sakkalin
d, Các đảo ở Thái Bình Dương
e, Châu Nam cực
f, Các đảo thuộc quần đảo Spratly và Paracel” (tức Hoàng Sa và Trường Sa).
Hội nghị Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951 (Ảnh tư liệu)
Tại phiên họp toàn thể ngày 5/9/1951, Hội nghị đã tán thành quyết định của Chủ tịch Hội nghị, không chấp thuận đề nghị bổ sung “đòi Nhật Bản công nhận chủ quyền hoàn toàn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Manchuris (Mãn Châu ), đảo Đài Loan (Formusa) với tất cả các đảo kế cận nó, quần đảo Penlinletao (Pescadores tức Bành Hồ), quần đảo Tunshatuntao (quần đảo Pratas), cũng như đối với quân đảo Sishatuntao và Chunshatuntao (quần đảo Hoàng sa, nhóm đảo Amphitrites, bãi cát ngầm Maxfield) và quần đảo Nanshatuntao, kể cả quần đảo Trường Sa và Nhật từ bỏ các quyền, tước hiệu và đòi hỏi đối với các vùng lãnh thổ nêu trong điểm này”.
Quyết định này của Hội nghị đã được thông qua với 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng.
Các nước bỏ phiếu thuận có Argentina, Australia, Bolivia, Brazil, Campuchia, Canada, Sri Lanka, Chile, Colombia, Costarica, Cuba, Dominicana, Ecuador, Ai cập, Elsalvado, Ethiopia, Pháp, Hy Lạp, Goatemala, Haiti, Onduras, Indonesia, Iran, Iraq, Lào, Liban, Liberia, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Nicaragoa, Na Uy, Pakistan, Panama, Paraguay, Peru, Philippines, Arab Saudi, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Việt Nam (Quốc gia Việt Nam), Nhật Bản.
Như vậy, cuối cùng, Điều 2 chương II của Hòa ước vẫn giữ nguyên như dự thảo và gồm 5 khoản sau đây:
a, Nhật Bản, trong khi công nhận nền độc lập của Triều Tiên, từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và đòi hỏi đối với Triều Tiên, kể cả các quần đảo Quelpart, Port Hamilton và Dagelet”
b, Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và đòi hỏi đối với vùng Formosa (Đài Loan) và Pescadores (Bành Hồ)
c, Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và đòi hỏi đối với các quần đảo Kurile, đảo Sakhalin và quần đảo nằm sát nước Nhật Bản mà ở đó Nhật Bản đã giành được chủ quyền theo Hiệp ước Portsmouth ngày 5/9/1905”.
d, Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và đòi hỏi liên quan tới chế độ ủy trị của Hội quốc liên và chấp nhận quyết định ngày 2/4/1947 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia hạn chế độ ủy trị đối với các đảo Thái Bình Dương trước đây dưới quyền ủy trị của Nhật Bản”.
e, Nhật Bản từ bỏ tất cả các đòi hỏi muốn có bất kỳ quyền hoặc tước hiệu hoặc lợi ích nào liên quan tới bất cứ phần nào của vùng Nam cực, dù đó là các hoạt động của các công dân Nhật hoặc các hình thức khác”.
f, Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và đòi hỏi đối với quần đảo Trường Sa (Spratly) và Hoàng Sa (Paracel)[2].
Như vậy, các đất đai mà Tuyên bố Cairo xác nhận và Hòa ước San Francisco khẳng định lại là của Trung Quốc chỉ bao gồm Đài Loan, Bành Hồ và không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
Việc Hòa ước San Francisco tách riêng Đài Loan, Bành Hồ và Hoàng Sa, Trường Sa thành hai điều khoản riêng biệt, tự nó đã bao hàm ý nghĩa không công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc
Cũng tại Hội nghị San Francisco, ngày 7/9/1951, Trưởng đoàn đại biểu chính quyền Bảo Đại là Trần Văn Hữu đã tuyên bố rằng: từ lâu, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam và “cũng vì cần phải dứt khoát lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, những quần đảo luôn luôn thuộc về Việt Nam”[3].
Tuyên bố của Trưởng đoàn Trần Văn Hữu đã không gặp phải sự chống đối và bảo lưu nào của đại diện tất cả 51 quốc gia tham dự hội nghị.
Lê Minh (Sưu tầm)
[1] Hội nghị Cairo và Teheran 1943, trang 448, Văn kiện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, in năm 1961 Washington.
[2] Hội nghị ký kết hòa ước với Nhật Bản, trang 314, Văn kiện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, phát hành tháng 12 năm 1951.
[3] Hội nghị ký kết hòa ước với Nhật Bản, trang 263, Văn kiện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, phát hành tháng 12 năm 1951.
Nguồn https://thinhvuongvietnam.com/Content/mot-so-tu-lieu-quoc-te-lien-quan-den-chu-quyen-hoang-sa-va-truong-sa-302112?zarsrc=31&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh
Thời gian đăng: 03/07/2025
lượt xem: 3 | lượt tải:3Nghị quyết quy định mức thu phí trong thực hiện thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Thời gian đăng: 25/06/2025
lượt xem: 17 | lượt tải:6Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận một cửa và cổng dịch vụ công quốc gia
Thời gian đăng: 23/06/2025
lượt xem: 5 | lượt tải:4Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Thời gian đăng: 24/06/2025
lượt xem: 18 | lượt tải:4Kết luận số 167 về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
Thời gian đăng: 24/06/2025
lượt xem: 12 | lượt tải:5Nghị quyết số 1670/NQ-UBTVQH15 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lai Châu
Thời gian đăng: 24/06/2025
lượt xem: 54 | lượt tải:15Nghị định 150 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và UBND xã, phường đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Thời gian đăng: 24/06/2025
lượt xem: 96 | lượt tải:11Thông tư về sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 07/2025/TT-BTC ngày 24/01/2025 của Bộ tài chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và lập dự toán quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định số 178
Thời gian đăng: 25/06/2025
lượt xem: 15 | lượt tải:5Nghị định số 118/2025/NĐ-CP ngày 09/6/2025 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công quốc gia
Thời gian đăng: 04/07/2025
lượt xem: 3 | lượt tải:4Công điện số 72/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thời gian đăng: 04/06/2025
lượt xem: 13 | lượt tải:15Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới
Thời gian đăng: 04/06/2025
lượt xem: 10 | lượt tải:4Công điện số 65/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thời gian đăng: 04/06/2025
lượt xem: 25 | lượt tải:4Thông tư số 03/2025/TT-BKHCN quy định thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu ngành Khoa học và Công nghệ
Thời gian đăng: 03/07/2025
lượt xem: 3 | lượt tải:2Tăng cường sự lãnh đạp của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước
Thời gian đăng: 29/04/2025
lượt xem: 16 | lượt tải:25Triển khai áp dụng, sử dụng các định mức, đơn giá, mức chi trong quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước
Thời gian đăng: 04/04/2025
lượt xem: 24 | lượt tải:55Thành lập ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tỉnh Lai Châu
Thời gian đăng: 25/04/2025
lượt xem: 32 | lượt tải:21Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển KH,CN, ĐMST và Chuyển đổi số quốc gia
Thời gian đăng: 09/04/2025
lượt xem: 55 | lượt tải:17Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển KH,CN, ĐMST và Chuyển đổi số quốc gia
Thời gian đăng: 25/04/2025
lượt xem: 24 | lượt tải:1401/2025/TT-BTTTT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT
Thời gian đăng: 09/04/2025
lượt xem: 23 | lượt tải:1312/KL-TTra Kết luận Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động báo chí đối với Đài Phát thanh - Truyền hình Lai Châu
Thời gian đăng: 10/04/2025
lượt xem: 12 | lượt tải:13