Điều tra, thống kê toàn quốc phổ cập điện thoại, internet, nghe nhìn năm 2010 phục vụ chiến lược phát triển ngành Thông tin - Truyền thông

Thứ sáu - 30/07/2010 01:00
Sự kiện 31/3/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 420/QĐ-TTg (QĐ 420) về việc Triển khai điều tra phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet, nghe nhìn toàn quốc, bắt đầu tiến hành từ ngày 01/6/2010 có ý nghĩa chiến lược với ngành Thông tin - Truyền thông (TT-TT) và sự phát triển của đất nước. Đây là quyết định khẳng định sự phát triển và đóng góp to lớn của ngành TT-TT trong 65 năm; đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới (1986- 2010). Kết quả cuộc điều tra là cơ sở quan trọng để Chính phủ có quyết sách phát triển ngành TT-TT phục vụ nền kinh tế, phát triển văn hoá – xã hội, đảm an ninh quốc phòng, đồng thời chuẩn bị xây dựng chiến lược đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT vào năm 2020 ở khu vực và thế giới.

Giai đoạn trước năm 1986, hệ thống thông tin liên lạc chủ yếu phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc, dịch vụ thông tin do nhà nước bao cấp, khá khép kín, người dân chủ yếu sử dụng, tiếp cận thông qua hệ thống thông tin công cộng kém phát triển công nghệ lạc hậu.

Giai đoạn 1986-2003, hệ thống thông tin liên lạc chủ yếu do VNPT (Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam gọi tắt là Bưu điện Việt Nam) cung cấp. Phải khẳng định rằng giai đoạn này để có bước chuyển biến về mạng lưới điện thoại, đầu tư công nghệ thế giới hệ thứ 2 hiện đại của thế giới, đầu tư dịch vụ Internet, đài phát thanh - truyền hình rộng khắp toàn quốc, hình thành công nghệ điện tử, công nghiệp công nghệ cao, sản xuất thiết bị truyền dẫn, thiết bị đầu cuối. Giai đoạn này đánh dấu 3 sự kiện quan trọng, đó là:

- Dịch vụ thông tin thoại, Internet đã đi thẳng vào đầu tư công nghệ hiện đại và thành công ở Việt Nam; hình thành ngành dịch vụ tự hạch toán lĩnh vực TT-TT như: (Bưu chính, viễn thông, Internet, dịch vụ gia tăng…). Hệ thống phát thanh truyền hình phát triển nhanh, chất lượng khá tốt, phạm vi phủ sóng rộng, thông tin phong phú. Người dân được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ không thu tiền của Nhà nước và có thu tiền của doanh nghiệp, phương tiện nghe nhìn như tivi, đài, máy điện thoại tăng nhanh. Chỉ tính riêng máy điện thoại năm 1986 khoảng 03 máy/100 dân, đến 2003 khoảng 12 máy/100 dân tăng 4 lần.

- Giai đoạn này các quyết sách như đầu tư thẳng vào công nghệ viễn thông hiện đại, đưa Internet vào Việt Nam, chính sách viễn thông công ích được triển khai, thực sự tạo ra bước phát triển nhanh và bền vững của ngành TT-TT Việt Nam. Ngành Bưu chính viễn thông được Đảng, Nhà nước đánh giá là một trong 3 ngành hội nhập thành công nhất trong các ngành kinh tế của đất nước.

Giai đoạn 2003-2010, ngành TT-TT có bước phát triển vượt bậc, đột biến. Chủ trương cho phép cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, các doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vị viễn thông, Internet, công nghiệp nội dung, truyền hình, điện tử… đã đầu tư, cung cấp và khai thác dịch vụ mạnh mẽ, điển hình như tập đoàn VNPT gồm: Vinaphone, Mobifone, VDC, EVN; Tập đoàn Viettel, Vietnamobile, Gtel… Thị trường viễn thông phát triển nhanh và sôi động chưa từng thấy, đạt tốc độ tăng nhanh của thế giới cả về xuất đầu tư, thuê bao và phạm vi phủ sóng, thị trường. Xuất hiện những nhân tố mới về sự đi trước đón đầu chủ động hội nhập như: phóng vệ tinh Vinasat1 vủa VNPT để làm chủ không gian và tăng khả năng đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông cao cấp, rộng khắp cho nhân dân. Đầu tư ra nước ngoài của Viettel, đầu tư hệ thống cáp quang biển với thế giới để cung cấp dịch vụ Internet. Hình thành ngành công nghiệp nội dung số, cung cấp dịch vụ gia tăng trên truyền hình như VTC, VDC, FPT,… Các nhà cung cấp đã đầu tư hàng tỷ đô la, liên kết các tập đoàn mạnh của nước ngoài để liên doanh khai thác. Thời điểm 2009 thuê bao điện thoại (cố định, di động) tăng từ 12 máy/100 dân lên trên 140 máy (cố định, di động)/100 dân, Internet ước đạt gần 6 thuê bao/100 dân, phương tiện truyền dẫn, thiết bị đầu cuối và nội dung thông tin cung cấp cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước khá đầy đủ, phong phú thực sự là đòn bẩy thúc đẩy về kinh tế của cả nước và mỗi địa phương. Người dân được tiếp cận và thụ hưởng lợi ích to lớn về thông tin văn hoá khoa học kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh và đời sống, chương trình viễn thông công ích thiết thực cho người dân vùng sâu vùng xa miền núi khó khăn, biên giới hải đảo. Ngành TT-TT còn đi đầu trong chương trình kiềm chế lạm phát đảm bảo an sinh xã hội; các doanh nghiệp liên tục giảm giá thành dịch vụ là cơ sở góp phần làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước khá ổn định.

Triển khai QĐ 420/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là bước quan trọng chuẩn bị cho xây dựng chiến lược toàn diện phát triển ngành TT-TT hướng đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về CNTT trong khu vực và thế giới. Các bước chuẩn bị đó là dữ liệu thông số, trong đó:

Thứ nhất: Số thuê bao điện thoại, Internet cho phép chúng ta rút ra kết quả của đầu tư hạ tầng, phát triển thị trường và phân chia đối tượng sử dụng dịch vụ, được tiếp cận thụ hưởng dịch vụ TT-TT, từ đó có chính sách đầu tư về vốn, công nghệ, đào tạo nhân lực xây dựng công nghiệp sản xuất thiết bị truyền dẫn, điện tử nghe nhìn, thiết bị đầu cuối…

Số phương tiện nghe nhìn đặc biệt là ở hộ gia đình cho phép chúng ta thấy được nhu cầu và khả năng tự đầu tư của người dân. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước khi được đưa lên các phương tiện thông tin đến được bao nhiêu hộ dân của toàn quốc và địa phương, cho phép chúng ta thấy hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền.

Thứ hai: Cho phép Nhà nước có chủ trương tiếp tục đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp thuộc lĩnh vực TT-TT đảm bảo cho doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, đúng quy hoạch về quy định của pháp luật. Ưu tiên đầu tư thẳng vào công nghệ hiện đại ở lĩnh vực TT-TT qua bài học đầu tư có hiệu quả thời gian qua ở Việt Nam; đầu tư trong nước và mở rộng đầu tư ở nước ngoài. Tiếp tục thực hiện chính sách viễn thông và bưu chính công ích để đảm bảo công bằng và nâng cao mức hưởng thụ thông tin, văn hoá cho người dân vùng xa, vùng núi, khó khăn.

Thứ ba: Căn cứ vào các kết quả đầu tư cơ sở hạ tầng, sự đầu tư của nhân dân, số liệu thị trường, thế hệ công nghệ, đóng góp ngân sách Nhà nước, khả năng tác động tích cực với nền kinh tế của các doanh nghiệp nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, bưu chính dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ nội dung số, công nghiệp điện tử doanh nghiệp sản xuất thiết bị đầu cuối, truyền hình… Nhà nước có chính sách đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, chú trọng phát triển công nghiệp nội dung, quy hoạch phát phát triển các khu vực công nghệ cao, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho ngành TT-TT kèm chính sách thu hút nhân tài cho lĩnh vực quan trọng này.

Thực tế phát triển trên thế giới đã khẳng định, thông tin là tài nguyên quý giá nhất của nền kinh tế trong thế kỷ 21. Ngành TT-TT Việt Nam hiện nay là ngành thu nộp ngân sách đứng thứ 2 (xếp sau ngành Dầu khí) trong các ngành kinh tế, thành công trong đầu tư, thành công trong hội nhập và đầu tư ra nước ngoài, đóng góp to lớn vào phát triển văn hoá, dân trí và các vấn đề xã hội, phục vụ có hiệu quả an ninh quốc phòng. Như vậy chỉ có những chính sách đúng đắn mới tiếp tục thúc đẩy ngành TT-TT phát triển mạnh mẽ đóng góp nhiều hơn, hiệu quả hơn cho phát triển của đất nước. Cuộc tổng điều tra phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và phương tiện nghe nhìn là bước đi quan trọng, thực hiện các mục tiêu trên đòi hỏi các cấp các ngành và toàn thể nhân dân tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt QĐ 420 của Thủ tướng Chính phủ.

(mic.gov.vn)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

43-CT-TW

Tăng cường sự lãnh đạp của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước

Thời gian đăng: 29/04/2025

lượt xem: 4 | lượt tải:3

6184/BTTTT-CĐSQG

Triển khai áp dụng, sử dụng các định mức, đơn giá, mức chi trong quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước

Thời gian đăng: 04/04/2025

lượt xem: 5 | lượt tải:11

1742-QĐ/TU

Thành lập ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tỉnh Lai Châu

Thời gian đăng: 25/04/2025

lượt xem: 2 | lượt tải:3

193/2025/QH15

Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển KH,CN, ĐMST và Chuyển đổi số quốc gia

Thời gian đăng: 25/04/2025

lượt xem: 2 | lượt tải:3

193/2025/QH15

Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển KH,CN, ĐMST và Chuyển đổi số quốc gia

Thời gian đăng: 09/04/2025

lượt xem: 4 | lượt tải:5
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,151
  • Tháng hiện tại6,341
  • Tháng trước66,142
  • Tổng lượt truy cập2,448,302
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down